Kỹ ThuậtTin Tức

PON

Trong mạng truyền dẫn quang hiện nay, hầu hết dựa trên công nghệ AON (Active optical network) với các thiết bị Active components – tạm gọi là các thiết bị chủ động, tại thiết bị tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ lẫn thiết bị đầu cuối của khách hàng cũng như các trạm chuyển mạch trung gian. Active components, có nghĩa là các thiết bị này cần phải cung cấp nguồn cho một số thành phần, thường là bộ xử lý, các chíp nhớ…

-> Một nhược điểm rất lớn của AON chính là ở thiết bị chuyển mạch. Với công nghệ hiện tại, thiết bị chuyển mạch bắt buộc phải chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện để phân tích thông tin rồi tiếp tục chuyển ngược lại để truyền đi. Điều này sẽ làm giảm tốc độ truyền dẫn tối đa có thể trong hệ thống FTTx. Ngoài ra, do đây là những chuyển mạch có tốc độ cao nên các thiết bị này rất đắt, nên chi phí xây dựng, bảo trì, sửa chữa là rất đắt.

Với mạng Passive Optical Networks (PON)– tạm dịch là mạng quang thụ động – tất cả các thành phần active giữa tổng đài CO (Central Office) và người sử dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động (passive), để điều hướng các traffic trên mạng dựa trên việc phân tách năng lượng của các bước sóng quang học tới các điểm đầu cuối trên đường truyền. Việc thay thế các thiết bị chủ động sẽ tiết kiệm chi phí cho các nhà cung cấp dịch vụ vì họ không còn cần đến năng lượng và các thiết bị chủ động trên đường truyền nữa. Các bộ ghép / tách thụ động (Splitter) chỉ làm các công việc đơn thuần như cho đi qua hoặc chặn ánh sáng lại… Vì thế, không cần năng lượng hay các động tác xử lý tín hiệu nào và từ đó, gần như kéo dài vô hạn thời gian MTBF (Mean Time Between Failures), giảm chi phí bảo trì tổng thể cho các nhà cung cấp dịch vụ, thi công đơn giản hơn. 

ed.jpg

Hình 1: Passive Optical Network

PON được xây dựng theo cấu trúc point-to-multipoint (một điểm tới nhiều điểm), bao gồm các thiết bị tổng (OLT – Optical line terminators) đặt tại CO và bộ các thiết bị con (ONT – Optical network terminal hoặc ONU – Optical network unit) được đặt tại người sử dụng. Giữa chúng là hệ thống mạng quang (ODN – Optical distribution network) bao gồm cáp quang, các thiết bị ghép / tách thụ động (Splitter).

Trong một mạng PON, khoảng cách tối đa từ OLT đến thiết bị ONT hay ONU là 20km. Các thuê bao có thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ do PON cung cấp (internet, cable TV, IPTV, video conference,…), tùy thuộc vào yêu cầu mà chọn ONU/ONT phù hợp. Những thuê bao ở gần tổng đài OLT vẫn có thể kết nối trực tiếp với OLT để sử dụng dịch vụ mà không cần thông qua bộ chia Splitter. Một OLT có thể phục vụ bao nhiêu thuê bao phụ thuộc vào số port PON trên OLT đó và tỉ lệ chia của Splitter. Một port PON (1GB) trên OLT có thể dùng splitter 1×32 chia đến 32 thuê bao, mỗi thuê bao nhận bandwidth khoảng 30MB, từ đường 30MB này có thể dùng 1 splitter nhỏ hơn chia ra 3 thuê bao (10MB mỗi thuê bao)

OLT.jpg

Hình 2: Mô hình PON với OLT Corecess S511

OLT.jpg

Hình 3: OLT BDCom 8500 Series

Sự khác nhau giữa ONT và ONU

ONT phục vụ cho một thuê bao đơn lẻ (nhà ở). ONT không được tích hợp các chức năng bảo mật cao. Vì thế, giá của một ONT chỉ nằm ở hàng trăm đô-la

ONU phục vụ cho nhiều thuê bao (trên cùng một ONU) (văn phòng, tòa nhà lớn). ONU có thể hiểu nôm na như là một DSLAM (1) hay một Ethernet Switch, nhiều chức năng hơn ONT (bảo mật).

ONU.jpg

Hình 4: ONU P1000 Series

Từ  ONU có thể chia ra nhiều ONT, vì thế giá thành của một ONU vào khoảng hàng ngàn đô-la.

Mr.Tâm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.