IPTVTin Tức

Giải pháp truyền thông trên đường dây điện (PLC)

  1. Giới thiệu

Cuộc sống ngày nay, chúng ta không thế sống và làm việc trong môi trường  thiếu điện, hơn thế nữa để đáp ứng nhu cầu công việc, nhu cầu giải trí, thông tin liên lạc chúng ta càng không thể thiếu Internet.  Muốn truyền tải điện chúng ta phải có môi trường truyền là đường dây điện, Việc kết hợp chung một đường truyền cho dòng điện và Internet là điều hoàn toàn có thể, bằng việc làm này có thể giúp cho chúng ta giảm chi phí khá lớn cho việc triển khai đường cáp mạng, hạn chế các đường dây cáp mạng đi nổi trên trần nhà, làm mất đi tính thẩm mĩ và mĩ quan trong văn phòng, nhà ở hay một khách sạn sang trọng.

2. Giải pháp PLC.

Sử dụng Thiết bị SNT-B500M-X, SNT-B200M-P, SNT-85M… để thực hiện ý tưởng công nghệ “Powerline communication”. Bằng việc kết hợp bộ chuyển đổi nêu trên với đầu vào của nguồn điện, với nguồn cấp dữ liệu đầu vào là Internet, Truyền hình IPTV… lúc này, ở bất kì vị trí ổ cắm điện nào trong nhà của bạn, với thiết bị chuyển đổi đầu cuối, chúng ta đều có thể truy cập Internet, xem truyền hình IPTV, và truyền tải file dữ liệu.

Thiết bị này với mục đích biến đổi đường điện có sẵn trong văn phòng, tòa nhà, khách sạn… trở thành hạ tầng mạng ở mỗi ổ cắm điện, dễ dàng kết nối xDSL băng thông rộng hoặc xây dựng mạng LAN tới bất kỳ ổ cắm điện nào đã được kết nối với bộ chuyển đổi của SNT mà không cần chạy lại đường cáp mới, ( Hình vẽ)

3. Hiệu quả sử dụng

Tận dụng hạ tầng có sẵn, sử dụng đường điện thắp sáng để kết hợp truyền dữ liệu là giải pháp tuyệt vời, với sự kết hợp tiện lợi như vậy, chúng ta tận dụng được đường truyền băng thông rộng bởi tiết diện của lõi dây điện đã lớn, tiết kiệm chi phí triển khai mới, hạn chế phải đi lại nhiều đường dây cáp mạng, văn phòng làm việc, khách sạn,  được gọn đẹp và mỹ quan hơn, việc tối ưu hạ tầng cáp mạng này vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet, xem IPTV… của người dùng. Đây là giải pháp cho sự kết hợp tuyệt vời mang tính chuyên nghiệp cho văn phòng, khách sạn, resort…

4. Dòng sản phẩm đáp ứng giải pháp PLC

a. Bộ chuyển đổi chủ đường dây

Powerline adapter master

Băng thông

Khoảng cách truyền

Chức năng hỗ trợ.

SNT-B500M-X

500Mbps

500 mét

SNMP, VLAN, Mac address,

SNT-B500M-P

500Mbps

500 mét

Plug and Play (Plug and Play), do not need to set

SNT-B200M-X

200Mbps

500 mét

SNMP, VLAN, Mac address,

SNT-B200M-P

200Mbps

500 mét

Plug and Play (Plug and Play), do not need to set


b. Bộ chuyển đổi đến người sử dụng cuối.

Powerline adapter (slave)

Băng thông

Chức năng

SNT-B85M

85Mbps

Plug and Play (Plug and Play), do not need to set

SNT-85M

85Mbps

Plug and Play (Plug and Play), do not need to set

SNT-500M

500Mbps

Plug and Play (Plug and Play), do not need to set

SNT-200M

200Mbps

Plug and Play (Plug and Play), hỗ trợ cho ứng dụng IPTV,

SNT-T200M

180Mbps

Hỗ trợ cho ứng dụng IPTV, internet

SNT-F200M-R

200Mbps

Hỗ trợ cho ứng dụng IPTV, VoIP, IPCAM

SNT-F200M-AP

200Mbps

Hỗ trợ phát wifi


6 thoughts on “Giải pháp truyền thông trên đường dây điện (PLC)

  • Giải pháp rất hay. Nhưng cho tôi hỏi thêm:

    1. Nếu áp dụng giải pháp này, như vậy nguồn điện của mình có ảnh hưởng gì không, có tiêu tốn điện hay không?
    2. Vấn đề bảo mật như thế nào, bất kỳ ai nếu có “Bộ chuyển đổi đến người sử dụng cuối” thì đều cắm vào nguồn điện và sử dụng được ???

    Cảm ơn bạn

    Reply
    • Cảm ơn bạn đã quan tâm, xin được trả lời như sau:
      1. Thiết bị chỉ sử dụng nguồn nuôi (100-240VAC 50/60Hz) để duy trì hoạt động, không có tải nhiều nên tiêu tốn điện năng rất thấp, Nguồn điện không chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự kết hợp PLC, do khoảng tần hoạt động của thiết bị nằm trong khoảng (2-60Hz) nên không ảnh hưởng đến nguồn điện đang sử dụng.
      2. Vấn đề bảo mật được đáp ứng:
      – Tín hiệu được mã hóa theo tiêu chuẩn tiên tiến (128-AES) trước khi truyền đi => tính bảo mật cao.
      – Người dùng cuối chỉ có thể truy cập được Internet khi thiết bị chuyển đổi (Slave) đã được bộ chuyển
      đổi (Master) xác nhận địa chỉ MAC

      Reply
  • Ngày xưa khi mới ra đời, công nghệ này được trông chờ rất nhiều về sự thay đổi công nghệ mới. nhưng theo năm tháng hiện nay dường như rất rất người sd công nghệ này. Còn ở VN thì công nghệ này dường như vẫn chưa ra khỏi Lab, một phần cũng do hạ tầng hệ thống điện VN còn hạn chế. Với lại nếu xài trên đường dây điện thì đường truyền còn nhiều hạn chế….
    Các bạn cho ý kiến nhé!!!

    Reply
    • Chào anh Andy,

      Cảm ơn những lời góp ý chân thành của anh, những comment của anh hoàn toàn đúng với thực tế hiện nay, để tiến đến việc tối ưu hóa hạ tầng mạng, thì chính người sử dụng là nguồn kích thích lớn nhất để cho sản phẩm được hoàn hảo đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, Công ty Siêu Nhật Thanh chúng tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp và ứng dụng vào thực tế không ngoài ý tưởng tối ưu hóa nhất cho hạ tầng mạng, và đáp ứng tốt nhất về mọi mặt nhu cầu cho người sử dụng mạng,

      Cảm ơn anh đã ghé thăm website của chúng tôi, 🙂

      Reply
  • Trần đức Hào

    Thật sự tôi muống thí nghiêm cho đồ án ra trường.Song không biết tí gì về thông tin cũng như cách lập trình nó trên AT 89S51 , Chưa có sơ đổ nguyên lý của mạch sim 908 . Anh có thể giúp tôi sơ đồ nguyên lý vẽ trên OCARD được không ? Còn lập trình thì tôi chỉ lập trinh trên C . Hãy giúp tôi anh nhé .

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.