IP PBXTin Tức

Các loại điện thoại nhánh cho tổng đài nội bộ

Các loại điện thoại nhánh bao gồm: Điện thoại tương tự, điện thoại kĩ thuật số, điện thoại không dây, điện thoại IP, điện thoại SIP. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng mà điện thoại nào sẽ phù hợp.

1.  Điện thoại tương tự

Đặc điểm:
Mỗi một điện thoại tương tự được kết nối với một cổng trên tổng đài. Về truyền dẫn điện thoại tương tự sử dụng một đôi cáp điện thoại (cáp đồng đường kính lõi từ 0,4 đến 0,6 mm). Tùy thuộc vào đường kính của cáp đồng mà khoảng cách tối đa cho phép giữa tổng đài riêng và điện thoại là khác nhau. Khoảng cách tối đa từ tổng đài tới điện thoại tương tự có thể đạt tới 1700m (tương ứng đường kính lõi cáp đồng là 0,6mm). Tín hiệu tiếng nói truyền điện thoại nhánh tương tự là dạng tín hiệu tương tự.

dfdf

Ưu điểm:
Ưu điểm của điện thoại tương tự đó là sự đơn giản và phổ biến, các nhà cung cấp dịch vụ thoại cũng cung cấp điện thoại này cho khách hàng. Điện thoại tương tự rất đa dạng mang đến cho khách hàng rất nhiều lựa chọn. Chi phí đầu tư điện thoại tương tự sẽ thấp hơn so với các điện thoại khác.

Nhược điểm:
Do tín hiệu tiếng nói truyền qua điện thoại tương tự là dạng tương tự, nó dễ dàng bị nhiễu bởi các tác động bên ngoài dẫn tới chất lượng âm thanh của cuộc thoại không cao. Vì sử dụng tín hiệu tương tự cho nên cuộc gọi không bảo mật trên đường dây.

2. Điện thoại số

Đặc điểm
Mỗi một điện thoại kĩ thuật số được kết nối với một cổng trên tổng đài. Về truyền dẫn điện thoại kĩ thuật số sử dụng một đôi cáp đồng đường kính lõi từ 0,4 đến 0,6 mm. Tùy thuộc vào đường kính của cáp đồng mà khoảng cách tối đa cho phép giữa tổng đài riêng và điện thoại là khác nhau. Khoảng cách tối đa từ tổng đài tới điện thoại kí thuật số có thể đạt tới 500m (tương ứng đường kính lõi cáp đồng là 0,6mm). Tín hiệu tiếng nói truyền qua điện thoại kĩ thuật số theo chuẩn riêng của từng nhà sản xuất thiết bị (không phổ biến). Các điện thoại kĩ thuật số được thiết kế tương thích với hệ thống tổng đài nhất định.

dfd

Ưu điểm:
Do là chuẩn riêng của nhà sản xuất thiết bị và là tín hiệu kĩ thuật số nên điện thoại này hạn chế được tối đa nhiễu do các tác nhân bên ngoài, nó cho chất lượng âm thanh của cuộc thoại rất cao. Với điện thoại kĩ thuật số điện thoại sẽ có thêm các tính năng cao cấp đó là giám sát hoạt động của hệ thống và quản lý điều hành hệ thống.

Nhược điểm:
Thiết bị đầu cuối không thể được nhiều nhà sản xuất phát triển

3. Điện thoại không dây

Đặc điểm:
Các trạm phát sóng được kết nối với tổng đài bằng các cổng điện thoại kĩ thuật số và các điện thoại cẩm tay có thể hoạt động trong vùng phủ sóng của trạm phát như các điện thoại khác. Cáp được sử dụng kết nối trạm phát với tổng đài là cáp điện thoại, tùy vào số kênh mà trạm phát sóng hỗ trợ mà cần số đôi cáp tương ứng (2 kênh cần 1 đôi). Khoảng cách tối đa giữa trạm phát sóng và tổng đài lên tới 500m và bán kính phủ sóng của trạm lên tới 200m (không vật cản). Các tay con vẫn có thể hoạt động liên tục khi di chuyền từ vùng phủ sóng của trạm này sang vùng của trạm khác. Phương thức truyền thông là phương thức riêng của nhà sản xuất

fdf

Ưu điểm:
Ưu điểm của điện thoại không dây là khả năng di chuyển khi sử dụng điện thoại. Điện thoại không dây dùng tín hiệu dạng số lên chất lượng âm thanh cuộc thoại cao đồng thời điện thoại không dây được tổng đài hỗ trợ nhiều tính năng cao cấp.

Nhược điểm
Thiết bị đầu cuối không được nhiều nhà sản xuất phát triển

4. Điện thoại IP

Đặc điểm:
Các điện thoại kết nối với hệ thống tổng đài thông qua mạng IP. Việc kết nối sử dụng cáp mạng (CAT5, CAT6) và thiết bị mạng máy tính (SWITCH, ROUTER …). Một điện thoại IP (Một cổng mạng RJ45) trên tổng đài có thể hỗ trợ số lượng kênh điện thoại IP khác nhau.

Điện thoại IP có 2 dạng là: một là điện thoại IP vật lý (gọi là IP Phone), hai là dạng phần mềm cài trên máy tính (gọi là IP Softphone).

dfdf

Ưu điểm:
Việc sử dụng điện thoại IP giúp hợp nhất mạng truyền thông (một xu hướng tất yếu). Dữ liệu máy tính và thoại chạy cùng trên một hạ tầng mạng, điều này giúp cho việc thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống trở nên dễ dàng.

Với điện thoại IP khi thay đổi vị trí của điện thoại từ nút mạng này sang nút mạng khác người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần phải thay đổi hay lập trình lại hệ thống.

Với việc sử dụng phương thức IP, điện thoại IP của tổng đài có thể ở bất cứ đâu.

Nhược điểm:
Chi phí đầu tư hạ tầng mạng và thiết bị đầu cuối là lớn.

4.1. Điện thoại IP chuẩn riêng

Đặc điểm:
Điện thoại IP chuẩn riêng sử dụng phương thức riêng của nhà sản xuất và các loại điện thoại IP chuẩn riêng chỉ tương thích với loại tổng đài nhất định.
Ưu điểm:
Điện thoại IP chuẩn riêng cho chất lượng âm thanh của cuộc thoại cao, có thể đạt mức tương đương điện thoại kĩ thuật số. Điện thoại IP chuẩn riêng cũng được hỗ trợ các chức năng cao cấp tương đương điện thoại kĩ thuật số.

Nhược điểm:
Phương thức truyền thông và thiết bị đầu cuối không phổ biến.

4.2. Điện thoại SIP

dfdddfddd

Đặc điểm:

Điện thoại SIP sử dụng phương thức SIP đơn giản và phổ biến. Các điện thoại SIP có thể được hỗ trợ bởi rất nhiều hệ thống tổng đài khác nhà sản xuất.

Ưu điểm:
Điện thoại SIP là phổ biến nên có nhiều sự lựa chọn đối với việc đầu tư điện thoại

——————————————————————————————————

Nguồn tài liệu từ: vspn.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.